Khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường bởi nó xảy ra ở bên ngoài hậu môn. Thế nhưng cũng có không ít bệnh nhân không biết bản thân đang mắc bệnh trĩ ngoại và để bệnh kéo dài ngày càng nặng hơn. Phải tới khi nó ảnh hưởng nặng nề đế sức khỏe cũng như sinh hoạt thì mới đi khám, việc điều trị lúc này thường khó khăn hơn nhiều.

BỆNH TRĨ NGOẠI LÀ GÌ?

Nằm trong số 3 dạng bệnh trĩ thường gặp, bệnh trĩ ngoại xảy đến khi vùng da và những nếp gấp hậu môn bị sưng phồng và căng lên. Có hiện tượng này là bởi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép một cách quá mức hoặc cũng có thể do tụ máu, viêm nhiễm gây nên.


Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh thường phải chịu cảm giác vướng víu, ngứa ngáy, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và công việc.

Nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị nhưng không triệt để còn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn hay giảm ham muốn tình dục, giảm trí nhớ, đặc biệt có những trường hợp còn dẫn tới ung thư trực tràng,..

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ NGOẠI DO ĐÂU?

Bệnh nhân bị táo bón khiến cho quá trình đại tiện trở nên khó khăn hơn nhiều và phải dùng sức rặn mạnh mới có thể đẩy phân ra bên ngoài được. Chính sự gắng sức quá mức này khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn và gây nên bệnh trĩ ngoại.

Những người có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học như sử dụng đồ cay nóng nhiều nhưng lại ăn ít các loại rau củ quả và uống ít nước cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn. Việc sinh hoạt thiếu khoa học như ngồi đại tiện lâu hay ngồi lì một chỗ không di chuyển, nhịn đại tiện, thường xuyên làm việc nặng,.. cũng khiến cho bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh trĩ ngoại.

KHI NÀO BỊ BỆNH TRĨ NGOẠI?

Bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại có thể nhận thấy những biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn khác nhau và có thể căn cứ vào chúng mà biết được mình đang ở giai đoạn nào của bệnh.

Trĩ ngoại độ 1

Lúc đầu người bệnh thường thấy những búi trĩ thò hẳn ra bên ngoài hậu môn, thường thì chúng không thường ở hậu môn mà phải tới khi cơ thể đi đại tiện hoặc mệt mỏi thì mới xuất hiện.

Ngoài ra bệnh nhân cũng thấy hậu môn ngứa ngáy, thường xuyên ẩm ướt và cảm giác rất khó chịu. Có trường hợp còn đi đại tiện ra máu nhưng lượng máu không nhiều. Bệnh trĩ ngoại nếu có thể điều trị ở giai đoạn này thì hiệu quả thường cao hơn và rất đơn giản.

Trĩ ngoại độ 2

Các búi trĩ cho đến giai đoạn này thường nằm ở bên ngoài và bệnh nhân mỗi lần đi đại tiện thường cảm thấy rất khó chịu, đau đớn, máu cũng chảy thường xuyên mỗi lần đại tiện.

Lúc đầu máu chảy thường ít hơn nhưng lượng khá nhiều có thể thấm vào giấy vệ sinh. Các búi trĩ này cũng có thể tiết dịch ẩm ướt gây ngứa ngáy. Hiện tượng này nếu như đi kèm với vệ sinh không sạch sẽ và đảm bảo có thể gây viêm nhiễm hậu môn và các vùng lân cận.

Trĩ ngoại độ 3

Khi các tĩnh mạch phát triển mạnh thì những búi trĩ cùng càng lớn dần thêm và gây tắc mạch làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn. Nếu để các búi trĩ này có cơ hội cọ xát vào quần có thể làm người bệnh chảy máu và đau đớn hơn. Cho đến giai đoạn này của bệnh, bệnh nhân thường bị bồn chồn, lo lắng mỗi khi đi đại tiện và máu thường chảy mạnh hơn ở vùng hậu môn. Một số người còn bị thiếu máu.

Trĩ ngoại độ 4

Tới giai đoạn này búi trĩ có thể bị viêm nhiễm khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát và rất ngứa ngáy, khó chịu nữa.

CÁCH CHỮA TRĨ NGOẠI HIỆU QUẢ

Tại phòng khám đa khoa Thành Đô hiện nay các bác sĩ đang tiến hành áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong điều trị bệnh trĩ ngoại và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Ưu điểm của phương pháp này là an toàn với bệnh nhân hơn nữa không gây nên các biến chứng với người bệnh. Đặc biệt do sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên vết thương gây ra thường không lớn, không gây đau đớn nhiều và có thể hồi phục nhanh chóng.